Tiếng Việt Tuyệt-Vời

Trưa thứ sáu trước khi trận bão tuyết kéo đến, tôi láy xe đi mua bánh mì thịt để ăn đón tuyết. Tiện chỗ tôi ghé qua thư viện thị xã Fairfax để mượn sánh về đọc. Lần đầu tiên bước vào cổng tôi thấy hàng chữ to ghi “Vietnamese.” Mừng quá tôi tiến đến ngay chỗ đó. Người Việt Nam ở vùng Hoa Thịnh Đón và tiêu bang Virginia cũng đông nên trong thư viện của thị xã cũng có sách Việt khá nhiều.

Tôi chọn ra một vài cuốn sách về ngôn ngữ Việt. Với tôi tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ thứ nhất và là tiếng mẹ đẻ. Khi định cư nơi xứ người tôi đã không dùng đến nhiều ngoài việc nói chuyện trong nhà hoặc nghe nhạc. Bây giờ vốn liếng tiếng Việt chắc ở độ lớp bốn hay năm. Là người Nam nói sao viết vậy nên sai chính tả rất nhiều. Năm nay tôi quyết định dành thời gian học, đọc, và viết tiếng Việt trên blog.

Vừa đọc xong quyển Tiếng Việt Tuyệt-Vời của giáo sư Đỗ Quang-Vinh làm tôi rất vui và hảnh diện với tiếng Việt của mình. Ông cho tôi thấy sự sáng tạo, duyên dáng, phong phú, và hiện đại trong ngôn ngữ Việt. Giáo sư Đỗ Quang-Vinh viết:

Tiếng Việt được gọi là hiện-đại, nhờ lời viết “La-tinh”, nhờ cấu-trúc đơn-âm, lại nói sao viết vậy, viết theo một ngôn ngữ-pháp giản-dị và cú pháp tự nhiên.

Để chứng tỏ những cái hay của chữ Việt, giáo sư Đỗ Quang-Vinh đưa vào nhiều đoạn thơ rất đẹp như:

Thơ tả cảnh mẹ cho con bú
Một người nằm một người ngồi
Đút vào sướng lắm em ơi
Rút ra đánh choét, miệng cười toét toe

Không hoa có quả mới kỳ
Có hoa có quả cây gì lạ không?
Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế-gian sự thường!

Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên

Ta rằng, ta chẳng có ghen
Chồng ta, ta giữ, ta nghiến, ta nghiền ta chơi

Bạn nào có hứng thú về ngôn ngữ và chữ Việt nên đọc. Nhất là các bạn không lớn lên ở quê nhà.