Hong Nhung – Khu Vuon Yen Tinh

On her latest album Khu Vuon Yen Tinh (The Quiet Garden), Hong Nhung continues to amaze listeners with new tunes. Her taste and understanding of simplicity may prove that she is the most intuitive vocalist of her generation. The freshness of her style allows Hong Nhung to reach her fans far beyond those who live in Viet Nam, not to mention her American audiences. On this album, Hong Nhung invites fans to explore her peaceful space by providing a pure appreciation for nature through a personal listening experience.

The album is simple in its complexity and complex in its simplicity. Distinguished songwriter Duong Thu, who pens six out of eight tracks on this album, recognizes the aesthetic beauty in minimalism. He believes that the simpler the writing, the stronger the expression, and “Giot Suong” (Dewdrop) demonstrates his unsophisticated lyricism. The song is divided into two short verses. Each verse has four lines. Each line contains four syllables. The words are simple, but the visual is accessible – “Giot suong trong vat / ngu trong canh hoa,” which suggests the crystal clear dewdrop sleeping inside the petal. Even though Duong Thu writes these songs for Hong Nhung, the lyrics also reflect his own personality. When the songwriter and singer are in accord with each other, together they bring out the best of both individuals merging into one. On his “Hon Da Trong Vuon Toi” (Stone in My Garden), her soothing flow is right inside the aesthetic of contemporary arrangements.

Beside Hong Nhung’s vocals and Duong Thu’s compositions, the strength of the album also comes from Quoc Trung’s luxurious arrangements. Listen to the way his drum taps on “Tieng Nuoc Roc Rach” (The Babbling Sound of Water) and how easy she is with it. Together they blend their talents to bring an exquisite sound to Duong Thu’s work. When the vocal and the instrumental components weave in and out of one another on Duong Thu’s “Tieng Mua De Lai” (The Sound of The Rain), as if completing one another’s feelings, the beauty of rhythm and harmony still depends on simplicity.

As for Quoc Trung’s own composition, “Con Chim Sau” (Woodpecker) is a breathtaking example of Hong Nhung’s innovative way with an avant-garde song, as she mixes the melody with her own phrases in a playful interaction. Near the end of the song, she goes out of context and sounds like a kid with her vocal manipulation.

The third songwriter contributing to this album is Huy Tuan, who also wrote “Mot Ngay Moi” (A New Day) exclusively for Hong Nhung on her previous album. His “Nang Som” (Early Sun) is a masterpiece that, once again, showcases Hong Nhung’s simplistic and elegant flow. Her perfection in phrasing enables the lyrics come to life.

Khu Vuon Yen Tinh proves once again that Hong Nhung’s stylistic variations are limitless. Duong Thu, Quoc Trung, and Hong Nhung offer a brand new definition of creative freedom, leading listeners to new ground. The album’s lyrical, simple beauty might attract an audience well beyond her dedicated fans. The spellbinding vocal delivery combined with the striking musical arrangement creates a quiet garden where anyone can take a break, breathe fresh air, absorb peaceful sound, and live a simple life. The album reminds us to “manifest plainness, embrace simplicity, reduce selfishness, have few desires.” – Lao-Tzu.

Ngọc Lan tình tự nhạc Ngô Thụy Miên

Sau khi iLoveNgocLan.com chào đời vào năm 2003, tôi muốn đóng góp thêm trong phần multimedia để trang nhà thêm phong phú. Đến năm 2004 tôi mới tạo ra một dự án slideshow dùng phần mềm Flash để kết hợp hình, nhạc, và chữ. Đáng tiếc là công nghệ Flash Player bị lỗi thời và biến mất trên mạng nên tôi chuyển slideshow qua video và đăng lên YouTube để lưu niệm. Giờ đây, 18 năm sau, xem lại bao ký ức ùa về.

Khi thiết kế slideshow, thách thức lớn nhất là chọn bài hát. Trong kho tàng âm nhạc của Ngọc Lan có khoảng 800 ca khúc, biết bài nào mà dùng. Nhưng một trong ca khúc tôi để ý đến thời điểm đó là “Tình khúc buồn” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Phần nhạc dạo mở đầu với nhịp trống dồn dập cùng tiếng đàn guitar điêu luyện như một âm phổ mở đầu cho một bộ phim, rất đúng với ý tưởng làm slideshow của tôi. Tuy nhiên, cái đặc điểm để tôi quyết định chọn ca khúc này chỉ có một chữ. Tôi mê cách Ngọc Lan phát âm chữ “quyện” khi cô hát, “Em như vạt lụa đào quyện ta lời thì thào”. Thú thật lúc đó tôi chưa hiểu rõ chữ “quyện” nghĩa là gì. Lúc tôi định cư ở Mỹ chỉ mới học hết lớp năm ở Việt Nam và tôi đã phải tạm gác lại ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để tập trung học ngoại ngữ. Hơn nữa tôi là người Nam nên chưa bao giờ dùng chữ “quyện” cả, chỉ dùng chữ “dính” thì phải. Thế là tôi phải tra từ điển để tìm hiểu chữ Việt phong phú. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên dùng chữ “quyện” rất khéo léo trong lời nhạc của mình, nên trong slideshow tôi cũng muốn hình ảnh và tiếng hát của Ngọc Lan “quyện” vào nhau. Từ đó tôi chú ý đến ca từ trong tình ca của người nhạc sĩ tài hoa này để cố gắng học lại tiếng mẹ đẻ của mình, và tôi đã khám phá ra lời nhạc của ông rất lãng mạn.

Chẳng hạn như “Niệm khúc cuối”, ca từ của ông quá tình tứ: “Cho tôi xin em như gối mộng / Cho tôi ôm em vào lòng / Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng / Yêu thương vợ chồng”. Giọng hát êm ái của Ngọc Lan như giúp người con trai nói lên những gì con tim muốn thổ lộ với người mình yêu: “Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời / Cũng đã muộn rồi / Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn yêu em”. Cô kết thúc câu cuối một cách thiết tha, dịu dàng và giữ nguyên lời của tác giả chứ không đổi thành “xin vẫn yêu anh”. Đáng tiếc bản hòa âm không thích hợp. Từ nhịp điệu đều đều như công nghệ điện tử đến tiếng đàn electronic keyboard nhừa nhựa như đang đánh cho tiệc cưới, bài phối không tỏa sáng thêm giọng ca của Ngọc Lan.

“Dấu tình sầu” cũng bị rơi vào tình trạng giống như thế. Ngọc Lan gửi hết tất cả tâm hồn vào ca từ của Ngô Thụy Miên và cô lên những nốt cao của ông rất hồn nhiên, nhất là câu đầu, “Chiều còn vương nắng để gió đi tìm”. Nhưng đến câu “Đàn dâng tiếng phong kín tuổi buồn / Đường hoang vắng cho lá về nguồn”, tiếng hát của cô bị tiếng rít của đàn synthesizer lấn át đi. “Bản tình cuối” cũng bắt đầu với tiếng đàn electronic keyboard ré lên the thé. Đỉnh cao nhất trong ca khúc là, “Ngày nào đời cho ta biết… tình là… đắng… cay…” Cô lên nốt cao gọn gàng (không phô trương một số ca sĩ hát sau này) và cô thả ngay chữ “cay” để nó tan biến vào khoảng trống chứ không dây dưa. Phần dạo của bài, tiếng kèn tenor saxophone cũng độc tấu lại đoạn đó. Khúc đầu rất mạnh mẽ nhưng tới “tình là… đắng… cay…” thì bị yếu xuống hẳn.

Mỗi ca khúc thu âm, Ngọc Lan luôn thổi vào những không khí tươi mát và hồn nhiên từ giọng hát ngọt ngào và êm dịu của mình. Ngọc Lan trình bài những tình ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, như “Từ giọng hát em”, “Bài tình cho em”, “Mùa thu cho em”, “Giọt nước mắt ngà”, “Mắt biếc”, và “Giáng ngọc”, cũng đầy tính chất Ngọc Lan. Tuy nhiên không phải bài nào cũng được vẹn toàn bởi những bài hoà âm phối khí không “quyện” vào giọng hát của cô.

Quỳnh Lan: Lời tình buồn

Hoàng Minh đàn, Quỳnh Lan tâm sự: một kết hợp chặt chẽ và đồng cảm. “Có đôi khi” (Lã Văn Cường) mở đầu với tiếng sáo, tiếng chim kêu, và tiếng nước chảy tạo ra một không gian êm dịu và sâu lắng. Quỳnh Lan hát như thèm được quay về với ký ức: “Ôi có đôi khi thèm như lúc tuổi thơ / Sáng sáng tung tăng, đùa vui hát vang lừng / Chẳng biết suy tư đời kia vấn vương gì”.

“Tôi ơi” (Nguyễn Đức) bắc đầu với giọng nói mộc mạc, “Hey, hello, hello… có ai nghe tôi trên kia / Tôi đang cô đơn, cô đơn trong quan tài chật hẹp”. Cây đàn cello kéo những tiếng trầm làm tăng thêm phần sởn gay ốc. Hoàng Minh kết hợp phần hát bè, những tiếng đàn dây, cùng tiếng đàn dương cầm để tạo ra một bầu không khí ma mị trong bóng tối.

Với “Một cõi tình phai” (Ngô Thuỵ Miên), “Rừng lá thay chưa” (thơ Hoàng Ngọc Ấn, nhạc Huỳnh Anh), và “Cà phê một mình” (Ngọc Lễ), Quỳnh Lan hát thấp nên nghe nhẹ nhàng. Khi hát cao, Quỳnh Lan rung rung nghe dây dưa và não nề, nhất là ca khúc “Giấc mơ mùa thu” (Võ Thiện Thanh).

Lời tình buồn là một album nổi bật về cách hát lạ của Quỳnh Lan và phần hòa âm tốt đẹp của nhạc sĩ Hoàng Minh. Nên được nghe vào ban đêm lúc vắng vẻ.

Kim Anh: Men tình

Qua lời mở đầu, chị Kim Anh cho biết Men tình là album để đời của chị, và ca khúc tựa đề cũng do chị sáng tác trong tâm trạng cô đơn và cô độc nhất. Với phần nhạc mộc mạc (guitar và saxophone), chị hát như trải lòng cuộc đời mình: “Và đêm nay dưới ánh đèn màu / Người anh đây nhưng tim anh ở nơi đâu / Anh ơi anh đâu rồi? Môi em khô cạn hồn em nát tan”.

Từ lúc “Mùa thu lá bay”, mấy mươi năm đã không nghe chị hát. Giờ đây giọng chị vẫn nồng nàng nhưng lắng đọng hơn. Chị hát “Gõ cửa” của nhạc sĩ Mạnh Quỳnh như muốn chìm đắm nổi buồn trong giai điệu blues say sưa, nhất là khi tiếng kèn trumpet bè theo chất giọng khàn của chị: “Luyến ái làm chi sẽ khổ lắm anh / Ðếm lá mùa thu vương đổ bên thềm”.

Với “Vết thương cuối cùng”, chị trút hết tâm trạng của mình vào từng lời hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Để và tiếng saxophone như đẫm muối vào vết thương đau ngọt ngào của chị để rồi chị thót lên: “Từ nay chỉ còn lại mình ta / Già thêm tuổi chia xa / Tiếc cho ngày đã qua”. Thắm quá.

Sự đóng góp nhiệt tình và phù hợp của nhạc sĩ Hiệp Định (piano và keyboard), Bá Thiệu (guitar), Đông Hoà (saxophone), Tạ Hiền (violin), và Quang Dũng (đàn tranh, sáo, và bầu) đã đem đến cho chị một sản phẩm hoàn hảo. Hy vọng rằng chị sẽ cho ra thêm những cuốn băng để đời nữa trong tương lai.

Nguyễn Một: Đất trời vần vũ

Quyển tiểu thuyết với những câu chuyện bi đát được kể phi thứ tự, phi thời gian, và phi không gian. Cái thú vị khi đọc sách là không cần chú ý đến nội dung. Khi thì ở thế giới song song khi thì ở thế giới vật chất, tác giả đưa đi đâu thì tưởng tượng đến đó. Mỗi chương là mỗi câu chuyện khác nhau nhưng lại có liên quan và kết nối với nhau. Phần lớn đề tài là về sự đau khổ và khủng khiếp của chiến tranh, mất mát và tranh giành trong xã hội, và gian trá và chiếm đoạt trong tình yêu và tình người. Cây bút của Nguyễn Một quá sắc bén. Nhà văn tạo ra những nhân vật khá ấn tượng rồi chém không nương tay. Từ những cảnh đổ máu thê thảm đến những cảnh sex mặn nồng, nhà văn viết hay và cũng rất táo bạo. Như đoạn văn này đã in sâu vào đầu của tôi sau khi đọc:

Nông thôn luôn là chiến trường cho các cuộc chiến tranh, những người dân hiến lành cam chịu, hứng trọn những đau thương do chiến tranh mang lại. Ngày xưa cũng thế, bây giờ cũng thế và chắc là sau này cũng thế. Không chỉ hứng chịu sự chết chóc mà họ còn gánh vác cả việc nuôi quân. Họ khổ ngay từ khi lọt lòng mẹ. Những đứa trẻ ở thành phố lớn lên trong nhung lụa với đủ loại sữa. Những đứa trẻ nông thôn uống nước cơm và ngủ trên những manh chiếu rách, nhấy nhụa ruôi nhặng. Lan đã lớn lên như thế, từ ngày mẹ cô chết đi, cha mang cô đi bú nhờ hàng xóm. Những hôm đi làm ruộng ông treo chiếc võng dưới gốc cây duối để cho cô nằm. Những tia nắng len qua tàn duối rọi gương mặt bé bỏng của cô. Khi cô khóc, ông nâng cô trên đôi bàn tay thô ráp vụng về và hờ hờ thay cho lời ru, những tiếng hờ phát ra cùng với hơi thở nặng nhọc, như tiếng gừ của con chó cái đang cho con bú. Ông nhét những muỗng nước cơm nhạt thếch vào miệng cô. Những tiếng hờ của ông làm cho cô nhớ đến những giọt sữa của con chó cái. Con chó đã cho cô bú cùng với hai đứa con của nó. Khi ông ra vườn ông đặt cô nằm trên manh chiếu rách, cô đã bò lại bên bầu vú của con chó, bằng phản xạ tự nhiên cô ngoạm vào bầu vú căng tròn của nó. Con chó thoáng giật mình rồi nằm xuống, nhẹ nhàng vuốt ve cô bằng cái lưỡi đỏ và thổ ráp. Bú no, cô ngủ ngon lành trong lòng con chó đến khi cha cô vào và ẵm lên. Giữa cô và con chó đã hình thành tình mẫu tử thiêng liêng. Một sợi dây vô hình ràng buộc khiến cô yêu thương nó vô hạn. Cha cô cũng yêu quý và biết ơn con chó, nên cho phép nó ngồi ăn cùng mâm như một thành viên của gia đình. Ông nhặt được nó hom hem bên vệ đường ngày cô vừa chào đời. Nó đã được mẹ cô nặn sữa để nuôi, bà âu yếm gọi con chó là bé, nó lớn lên bằng dòng sữa của mẹ cô và sau này, khi đã trở thành chú chó to lớn, nó đã trả ơn mẹ cô!

Liên Đoàn Hùng Vương

Đạo và Đán tham gia liên đoàn Hùng Vương đã được bốn tuần. Mỗi chiều thứ sáu tôi có nhiệm vụ đưa rước bọn nó đến họp mặt từ 6:30 chiều đến 8:30. Lần đầu hai đứa nhút nhát không chịu sinh hoạt. Nhưng rồi thấy bọn con nít được chơi những trò chơi vui nên cũng nhảy vào. Lần thứ nhì thì chỉ còn thằng Đán rụt rè không muốn vào. Đến lần thứ ba thì không còn xa lạ gì nữa.

Riêng tôi trong thời gian chờ đợi chỉ muốn hai tiếng đồng hồ yên tĩnh để đọc sách sau một ngày làm việc. Tôi cũng chẳng hứng thú xã giao nhưng vì là người mới nên tôi cũng cố gắng chào hỏi những phụ huynh khác. Đại khái là hỏi han về liên đoàn và về con cái của họ. Rất vui là phụ huynh nào cũng niềm nở và dễ thương. Họ chia sẻ kinh nghiệm của họ và khuyến khích tôi chịu khó cho tụi nó tham gia.

Chỉ gặp nhau bốn lần thứ sáu và một lần picnic nhưng tôi có được cái cảm giác rất gần gũi. Đây là những bậc cha mẹ rất thương con cái và sẵn sàng làm mọi chuyện cho con. Có cha mẹ phải lái xe hơn cả tiếng đồng hồ mỗi chiều thứ Sáu để đưa con đến tham gia. Tuy có thể tham gia vào liên đoàn Mỹ gần nhà nhưng họ muốn mấy đứa nhỏ có thêm bạn bè Việt và hiểu biết thêm về nguồn gốc Việt Nam.

Trong lúc đám nhỏ sinh hoạt thì cha mẹ cùng bàn bạc với nhau về những lần đi cắm trại sắp tới trong liên đoàn, tương lai con cái, công ăn việc làm, dạy tiếng Việt cho bọn nhỏ, và những món ăn nhậu. Nghe nói có ăn nhậu là tôi kết rồi. Tuy mới gia nhập nhưng tôi nhận thấy được sự đoàn kết của cha mẹ Việt Nam với nhau. Lúc đi picnic ngày chủ nhật tuần vừa rồi phụ huynh có bàn với nhau về một cuộc họp mặt dành riêng cho cha mẹ để có cơ hội quen biết nhau.

Lúc đầu tôi cũng ngại tham gia liên đoàn nhưng mẹ bọn nhỏ bắt mấy cha con đi tôi phải theo lệnh mà thực hành nhưng giờ đây tôi thấy cũng tốt. Thứ nhất là cho bọn nhỏ rèn luyện kỷ luật, nề nếp, và kỹ năng lãnh đạo. Thứ nhì là sự đoàn kết giữa mẹ cha. Hy vọng rằng qua con cái cha mẹ cũng trở thành bạn bè để giúp đỡ lẫn nhau dạy dỗ con cái nên người để sau này bọn chúng góp sức cho xã hội. Làm cha làm mẹ nuôi con mình được như vậy là mãn nguyện rồi.

Khuyến khích

Ở nhà chúng tôi khuyến khích con cái nói tiếng Việt. Nhiều lúc tôi cũng quên đi và chỉ nói tiếng Anh với tụi nó nhưng khi nhớ thì chuyển qua tiếng Việt và cũng nhắc nhở bọn chúng nói tiếng Việt.

Đạo thì cố gắng biết chữ nào nói chữ đó. Chữ nào không biết thì dùng bằng tiếng Anh. Nhiều lúc nó nói những câu nửa tây nửa ta nghe rất dễ thương.

Còn Đán thì khác. Yêu cầu nó nói tiếng Việt thì nó xổ ra những câu bậy bạ như “Ba hoi.” Rồi nó tiếp câu dài hơn, “Cu ba hoi quá.” Tôi cũng chịu thua nó luôn.

Xuân thì nghe nhiều hơn nói. Nó nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt. Bây giờ nó mê múa lân lắm. Ngày nào nó cũng lấy cái gối dài làm lân rồi bảo tôi làm đuôi cho nó. Hai cha con đi khắp nhà từ trên lầu xuống dưới lầu. Mai mốt năm cha con chúng tôi sẽ lập một đội lân. Tôi đánh trống. Đạo đánh chiên. Đán làm ông Địa. Xuân và Vương múa lân.

Tôi mê đánh trống múa lân hồi nhỏ nên mẹ có mua cho tôi một cái trống nhỏ. Tôi tự học và đánh được nhịp điệu nhanh và dài. Lúc học trung học tôi tham gia đội lân vì tình cờ tôi cầm cây lên đánh trống. Các bạn trong đội bất ngờ và đã nhận tôi tham gia. Tuy bỏ lâu năm nhưng tôi vẫn đánh được những nhịp điệu đó. Dường như nó đã nằm lòng trong ký ức của tôi.

Thơ Mưa Cao Nguyên: Ngâm và Hát

Năm ngoái tôi may mắn được làm việc với anh Cao Nguyên trong quá trình thiết kế trang nhà cho thi phẩm Thơ Mưa của anh. Tuy không rành về thơ lắm nhưng tôi đọc và cảm nhận được lời thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, và sâu lắng của anh. Sau khi trang nhà thomua.com hoàn tất, tôi tiếp tục cập nhật những bài tình ca được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ. Gần đây anh Cao Nguyên và nhạc sĩ Võ Tá Hân cho ra đời một album gồm mười ca khúc với giọng hát Diệu Hiền và Ngọc Quy. Cũng khoảng thời gian đó anh Cao Nguyên nhờ tôi đăng lên một số bài thơ được ngâm.

Tuy đã có CD Thơ Mưa anh Cao Nguyễn tặng tháng trước nhưng tôi nảy ra một ý niệm sắp xếp lại những bài ngâm đi cùng những bài hát. Sự kết hợp giữa lối ngâm thơ theo truyền thống cùng tân nhạc tình ca thật thú vị. Ví dụ bài “Mưa” được Đài Trang diễn cảm rồi được Diệu Hiền tâm sự. Tuy cùng một lời (“Mưa ngang, mưa dọc, mưa vu vơ buồn / Mưa viền gò má em vuông / Sao mưa rơi ngược ướt luôn mây trời?”) nhưng với hai cách bày tỏ khác nhau. Diệu Hiền là một trong những ca sĩ trẻ Việt nam có giọng hát đẹp và trầm lắng.

Với “Ở Niết Bàn,” phần ngâm của Hồng Vân sâu lắng, còn phần hát của Ngọc Huy nhẹ nhàng. Sự tương phản giữa hai phong cách tạo ra một sắc màu lạ, đặc biệt qua câu, “Bồ Tát hỏi, có muốn làm Bồ Tát?” Với “Thu” giọng ngâm miền Trung của Thu Thủy da diết, còn giọng Bắc của Diệu Hiền trong sáng thơ mộng. Sự khá biệt đó đem đến một nổi buồn mang máng qua câu, “Thu nầy không trọn, thu sau? / Hẹn nhau mấy kiếp, đợi nhau nửa mùa!”

Ở đây tôi chỉ giới thiệu ba bài hát và ngâm của thơ Cao Nguyên và nhạc của Võ Tá Hân vì bạn có thể nghe hoặc cập nhật hết tất cả các bài bên trang thomua.com. Phần dưới đây tôi chỉ liên kết qua những bài thơ được ngâm và được viết thành nhạc. Tôi tin chắc bạn sẽ thích thú như tôi.

  1. Mưa
  2. Một giấc mơ
  3. Thu
  4. Tuyết rơi
  5. Ở Niết Bàn
  6. Trưa Bolsa
  7. Mưa đêm

Quang Dũng – Những Gì Còn Lại

Quang Dũng là một nam ca sĩ quá đa tình. Hôn nhân của anh đã kết thúc và người tình cũ cũng đã bước sang hạnh phúc mới nhưng anh vẫn còn vương vấn. Không biết trong đời thường của Quang Dũng có đúng vậy không nhưng trong âm nhạc vẫn hiện ra rất rỏ qua những nhạc phẩm anh trình bài trong album Những Gì Còn Lại mới phát hành.

Dường như anh muốn mượn “Xa Quê” của Đức Trí để gửi gấm đến người tình xưa: “Nghe đâu sang năm chắc em lấy chồng / Đúng ra đó là chuyện vui / Thầm chúc cho em niềm vui duyên mới / Chắc tôi sẽ ở vậy thôi.” Qua ca khúc của nữ nhạc sĩ Diệu Hương, Quang Dũng như muốn tự nhắc nhở mình “Xin Đừng Quay Lại.” Tuy biết điều đó sẽ không thể xảy ra nhưng “Anh Vẫn Không Đỗi Thay” và vẫn nồng nàn “Yêu Em Bằng Cả Trái Tim” qua điệu jazz swing. “Thuở Ấy Có Em” và “Một Thời Để Yêu” bây giờ chỉ còn lại kỷ niệm. Giờ vắng em rồi “Đời Có Bao Nhiêu Ngày Vui.”

Những ai xem qua cuốn phim Eternal Sunshine of the Spotless Mind của Michel Gondry mười năm về trước sẽ thấy được Quang Dũng trong album này bị thất tình như nam vai chính Joel Barish do Jim Carrey phụ trách. “Những Gì Còn Lại” như một tác phẩm chủ đề của bộ phim đó. Để quên được người yêu củ của mình, Barish phải nhờ đến bác sỉ mổ xẻ và xóa đi hình bóng nàng trong đầu óc của anh. Quang Dũng cũng muốn được như thế: “Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay trái tim, và mươi năm sau người ta sẽ nói chuyện thay trí nhớ.”

Hồng Nhung – Vòng Tròn

After her groundbreaking Khu Vườn Yên Tĩnh released almost seven years ago, she retreated to the safe territory covering Trinh Cong Son’s songs and collaborating with her platonic pal Quang Dũng. The new release Vòng Tròn is an attempt to reinvent her style.

The title track and “Nghịch Nắng” start off promising. With spacious, mid tempo, electronic arrangments courtesy of Quốc Trung, the two tracks pick up where Khu Vườn Yên Tĩnh left off. Just when we’re about to get into the zone, the third track kicks us right back out and let us down all the way through. The production on “Danh Vọng” is just robotic and so is Hồng Nhung’s English singing. Even though her enunciation has been improved over the years, clarity is still an issue, which further proved on “Papa” and “Anh Đừng Đi.”

As for the rest of the tracks, Hồng Nhung is drowned out by the trunk-rattle bass and soft-rave productions. Her modern view of “Sài Gòn” is damn near unrecognizable as if the city is all about partying, popping E and chilling out. The use of Auto-Tune on “Bống Bống Bang Bang” testifies that Hồng Nhung is indeed trying to hard to stay young. Even though she is good at hiding her age—she looks as if she is getting younger as the years gone by—the change in her music reveals the desperation of trying to be ageless. Would you rather see Bống in a quiet garden or in the club grooving in circles? I rather see the former because I am a grown-ass man who isn’t pretending that I am still belong to the club.