Hoàng Thùy Linh: Link

Với sự thành công huy Hoàng, Thùy Link tiếp tục tiến tới thế giới âm nhạc dân gian hiện đại—fusion giữa truyền thống và hại điện. Với con beat tưng bừng và lời nhạc thu hút, “Bo xì bo” tiếp nối formula “Để mị nói cho mà nghe”. Bảo đảm nghe chừng 100 lần già trẻ, bé lớn gì cũng sẽ nhúng nhảy và hát theo, “Vậy thì thôi, bữa tối nay em khao mời / Rồi ngày mai em buông lơi, cho anh bơi luôn / Vậy thôi, bo xì bo, bo xì bo thôi / Nghỉ chơi, bo xì luôn, nghỉ chơi”.

Tiếng mõ trâu được sử dụng thành nhạc cụ trong “Trưởng nữ chạy trốn” hypnotic as fuck và Hoàng Thùy Linh chứng minh cô đã bắc được con flow trong những bar rap: “Tình yêu không cần flashy nhưng đừng flash sale / Có thể xanh đỏ tím hồng nhưng vẫn phải là hồng pastel / Từ trên trời rơi xuống, thường không phải Dior Chanel / Còn anh thì rơi xuống, em Hermes ôi chả buồn theo”. Nghe mà tôi cũng bị influence bởi cách dùng từ ngữ Việt mixed Anh.

Với “Đánh đố”, Hoàng Thùy Linh dám feature Thanh Lam và Tùng Dương. Chẳng những thế, cô còn hát backup cho hai giọng ca gạo cội này. Tuy giọng Hoàng Thùy Linh yếu hơn nhưng cô rap điêu luyện. Với giọng Bắc dễ thương, cô switches up the flow trong phần rap của mình. Qua “Hạ phỏm”, cô luyến láy cách vừa hát vừa đọc, “Em vẫn tiếp anh vì em thì không ngại / Nhưng em biết việc này rất là có hại.” Cô drops chữ “tiếp” và “biết” hơi bị cute đấy.

Tuy cô vẫn theo hướng fusion giữa traditional và contemporary nhưng Link hơi deviates một chút. “Không một bài hát nào có thể diễn tả cảm xúc của em lúc này” đổi qua pop ballad với sự cộng tác của Thanh Bùi. Ngoài tựa đề dài đằng đẵng, nhịp điệu lẫn giai điệu không standout lắm và Mr. Thanh Bùi hát tiếng Anh điệu quá. “See tình” chuyển sang phong cách groovy-ass disco funk. Điểm yếu của “Gieo quẻ” là phần feature của Đen vì cách rap của Đen luôn là monotonous. Tuy Link không được một concept thống nhứt để experience từ đầu đến đuôi nhưng rất enjoyable.

Ngọc Lan tình tự nhạc Ngô Thụy Miên

Sau khi iLoveNgocLan.com chào đời vào năm 2003, tôi muốn đóng góp thêm trong phần multimedia để trang nhà thêm phong phú. Đến năm 2004 tôi mới tạo ra một dự án slideshow dùng phần mềm Flash để kết hợp hình, nhạc, và chữ. Đáng tiếc là công nghệ Flash Player bị lỗi thời và biến mất trên mạng nên tôi chuyển slideshow qua video và đăng lên YouTube để lưu niệm. Giờ đây, 18 năm sau, xem lại bao ký ức ùa về.

Khi thiết kế slideshow, thách thức lớn nhất là chọn bài hát. Trong kho tàng âm nhạc của Ngọc Lan có khoảng 800 ca khúc, biết bài nào mà dùng. Nhưng một trong ca khúc tôi để ý đến thời điểm đó là “Tình khúc buồn” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Phần nhạc dạo mở đầu với nhịp trống dồn dập cùng tiếng đàn guitar điêu luyện như một âm phổ mở đầu cho một bộ phim, rất đúng với ý tưởng làm slideshow của tôi. Tuy nhiên, cái đặc điểm để tôi quyết định chọn ca khúc này chỉ có một chữ. Tôi mê cách Ngọc Lan phát âm chữ “quyện” khi cô hát, “Em như vạt lụa đào quyện ta lời thì thào”. Thú thật lúc đó tôi chưa hiểu rõ chữ “quyện” nghĩa là gì. Lúc tôi định cư ở Mỹ chỉ mới học hết lớp năm ở Việt Nam và tôi đã phải tạm gác lại ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để tập trung học ngoại ngữ. Hơn nữa tôi là người Nam nên chưa bao giờ dùng chữ “quyện” cả, chỉ dùng chữ “dính” thì phải. Thế là tôi phải tra từ điển để tìm hiểu chữ Việt phong phú. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên dùng chữ “quyện” rất khéo léo trong lời nhạc của mình, nên trong slideshow tôi cũng muốn hình ảnh và tiếng hát của Ngọc Lan “quyện” vào nhau. Từ đó tôi chú ý đến ca từ trong tình ca của người nhạc sĩ tài hoa này để cố gắng học lại tiếng mẹ đẻ của mình, và tôi đã khám phá ra lời nhạc của ông rất lãng mạn.

Chẳng hạn như “Niệm khúc cuối”, ca từ của ông quá tình tứ: “Cho tôi xin em như gối mộng / Cho tôi ôm em vào lòng / Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng / Yêu thương vợ chồng”. Giọng hát êm ái của Ngọc Lan như giúp người con trai nói lên những gì con tim muốn thổ lộ với người mình yêu: “Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời / Cũng đã muộn rồi / Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn yêu em”. Cô kết thúc câu cuối một cách thiết tha, dịu dàng và giữ nguyên lời của tác giả chứ không đổi thành “xin vẫn yêu anh”. Đáng tiếc bản hòa âm không thích hợp. Từ nhịp điệu đều đều như công nghệ điện tử đến tiếng đàn electronic keyboard nhừa nhựa như đang đánh cho tiệc cưới, bài phối không tỏa sáng thêm giọng ca của Ngọc Lan.

“Dấu tình sầu” cũng bị rơi vào tình trạng giống như thế. Ngọc Lan gửi hết tất cả tâm hồn vào ca từ của Ngô Thụy Miên và cô lên những nốt cao của ông rất hồn nhiên, nhất là câu đầu, “Chiều còn vương nắng để gió đi tìm”. Nhưng đến câu “Đàn dâng tiếng phong kín tuổi buồn / Đường hoang vắng cho lá về nguồn”, tiếng hát của cô bị tiếng rít của đàn synthesizer lấn át đi. “Bản tình cuối” cũng bắt đầu với tiếng đàn electronic keyboard ré lên the thé. Đỉnh cao nhất trong ca khúc là, “Ngày nào đời cho ta biết… tình là… đắng… cay…” Cô lên nốt cao gọn gàng (không phô trương một số ca sĩ hát sau này) và cô thả ngay chữ “cay” để nó tan biến vào khoảng trống chứ không dây dưa. Phần dạo của bài, tiếng kèn tenor saxophone cũng độc tấu lại đoạn đó. Khúc đầu rất mạnh mẽ nhưng tới “tình là… đắng… cay…” thì bị yếu xuống hẳn.

Mỗi ca khúc thu âm, Ngọc Lan luôn thổi vào những không khí tươi mát và hồn nhiên từ giọng hát ngọt ngào và êm dịu của mình. Ngọc Lan trình bài những tình ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, như “Từ giọng hát em”, “Bài tình cho em”, “Mùa thu cho em”, “Giọt nước mắt ngà”, “Mắt biếc”, và “Giáng ngọc”, cũng đầy tính chất Ngọc Lan. Tuy nhiên không phải bài nào cũng được vẹn toàn bởi những bài hoà âm phối khí không “quyện” vào giọng hát của cô.

Hoàng Thùy Linh: Hoàng

Sự thành công của “Để mị nói cho mà nghe” đem đến điểm mới lạ cho Hoàng Thuỳ Linh qua âm hưởng dân tộc hiện đại. Lời nhạc dễ thương và dễ dàng đi vào lòng người và cái thu hút của bài là lối hoà âm nhộn nhịp và trẻ trung.

“Lắm mối tối ngồi không” cũng tưng bừng và duyên dáng. Linh xử lý chất giọng của mình khéo léo để phù hợp với lối hoà âm nhanh nhẹn và tươi vui. Lúc đầu đọc tựa đề không có dấu, tôi đón sai chữ “Lắm mối.” Phải chi, “Em vẫn chưa có chồng / [Làm mồi] tối ngồi không” thì anh đem rượu vào nhậu em luôn.

“Kẻ cắp gặp bà già” chuyển sang âm hưởng điện tử với Binz phụ trách phần rap: “Môi này cho anh mơ / Straight up không văn thơ / Em là vực sâu anh đã rơi / Lúc nào rồi chẳng nhớ.” Tự nhiên chêm vào chữ “straight up” nghe lãng xẹt nhưng đó là cái gu Binz.

“Tứ phủ” đưa người nghe lạc vào một không gian đương đại đầy huyền bí của “Nơi đây đại ngàn em chờ thiên thu.” Giọng của Linh bay bổng như một linh hồn bị thất tình và đang quằn quại với nhịp điệu electronic dồn dập và đầy ma lực.

Album thứ ba này mở một ngoặt mới cho Linh và cô đã lột xác để nhập vai vào những nhân vật trong mỗi bài hát. Từ giọng hát đến hoà âm phối khí, Linh đầu tư kỹ càng cho những bài hát của mình. Lâu lắm mới thưởng thức một album không đụng hàng. Nghe những album cover lại nhạc Trịnh hoặc nhạc trữ tình riết cũng thấy ngán ngẩm.

Đỗ Bích Thúy: Cánh chim kiêu hãnh

Mai, một cô gái xinh đẹp người dân tộc Tày, được Chúng, một chàng thanh niên khoẻ mạnh và hiếu thảo, giải thoát phận nô lệ để trở thành vợ. Mai và Tày sống trong một căn nhà nghèo nhưng tràn đầy hạnh phúc. Mai diễm phúc được mẹ chồng thương yêu. Nhà thì đầm ấm nhưng non nước bị Tây đàn áp nên Chúng quyết định theo Việt Minh để chống lại giặc Tây. Vì thèm được “ăn thịt vợ” nên Chúng lén về ăn vụng. Lần đầu để lại cho Mai một đứa con. Một năm sau, Chúng lại trở về. Chưa kịp biết mình đã làm cha thì Chúng đã bị Tây bắt và chặt đầu để đe doạ hậu quả của những kẽ đi theo Việt Minh. Từ một người ở rồi một người vợ đảm đang, Mai trở thành chiến sĩ dũng cảm của Việt Minh.

Thú thật tôi không biết đây là quyển tiểu thuyết về chiến tranh và tôi càng không biết Đỗ Bích Thúy là nhà văn quân đội. Đọc vài chương đầu tôi thích cách viết về mối tình đôi lứa đồng quê của tác giả. Sự rụt rè của cặp vợ chồng trẻ không dám làm tình đã lôi cuốn tôi. Không ngờ đã lạc vào câu chuyện chiến tranh. Cây bút của Đỗ Bích Thúy trôi chảy và tự nhiên. Truyện chỉ gọn 170 trang nhưng đẹp đẽ lẫn đau đớn. Nếu ai không ngại về phần chính trị thì nên đọc.

Asia 50 – Nhat Truong/Tran Thien Thanh

If Viet Nam War’s politic is a boxing sport, no one punches the controversial bag harder than Asia production. In Nhat Truong/Tran Thien Thanh dedication, Asia, once again, elevated the art-of-war music and visual. Inducing the ebullience of an adrenaline rush, the show opens with explosive gunshots, flashes of bomb bursts, and smoke of ashes. Accompanied by the battling stimulation of the musical arrangement, Thanh Lan approaches “Anh Khong Chet Dau Anh” with a heart of a combating woman. Her voice soars with braveness and her face expresses courageousness. Her strident performance packs more heat than the oven door.

Even though the video is filled with political propaganda, Asia have managed to balance it out with mesmerizing performances from start to finish—even Trish and Asia 4 are listenable in the remix of “Tinh Thu Cua Linh.” Asia’s musical producers, especially Truc Ho, have an ear for making old tunes sound fresh and clean. “Bay Ngay Doi Mong” is a gorgeous bossa-nova orchestration with the invigorating mesh of violins, saxophone, and piano. Both Truc Mai (old generation) and Y Phuong (new generation) bring their unique voices to the tune. Another delightful arrangement is the simple picking-guitar on “Ta Tu Trong Dem,” a song I loved when I was a kid, and hearing Phuong Dung’s ageless voice floats over the rumba rhythm strikes a nostalgic chord.

“Han Mac Tu” is a savory gap-bridging performance between Thanh Thuy and Y Phung. The contrast between Thanh Thuy’s thick, raucous voice and Y Phung’s thin, clear vocals produced an intriguing effect. Y Phung is pretty damn hot too (hopefully she won’t turn trampy any time soon). Speaking of appearances, Kim Anh’s figure looks amazing for her age and in the sky-blue ao dai (long dress). Her slightly raspy voice is marvelous next to Tuan Vu’s warmness. While we’re on long dress, what Diem Lien puts on—the black dress, the pearl necklace, and the hairstyle—epitomizes a Vietnamese woman.

Nguyen Khang is a bit disappointed in “Khi Nguoi Yeu Toi Khoc” with Ngoc Ha. He doesn’t hit the high note like he gets to do at the end of the program with the group collaboration, in which he is assigned to take charge of the bridge. Don Ho’s rendition of “Tinh Dau Tinh Cuoi” isn’t so bad, but he could not surpass Ngoc Lan’s version. In “Tinh Co Nhu Khong,” the young Anh Minh is even better than the wannabe-young Mai Le Huyen. The attempt of pairing up Da Nhat Yen and Pham Khai Tuan is a huge mismatch. Putting a rhythmless dude who could barely pull off a two-step move next to my dancing queen, what were they thinking? Should have let her run the show herself.

The most bone-wrenching performance is Lam Thuy Van and Lam Nhat Tien’s “Nguoi O Lai Charlie.” The cries of Lam Thuy Van’s voice combined with the image of a helmet positioned on a gun gave me a chill. Asia 50 is undoubtedly an audacious political statement. Too bad the video is filmed after the talented songwriter Tran Thien Thanh/singer Nhat Truong had already left us. Imagine how much more powerful it could have been if we could hear the man himself talks about his own work. Now that would be priceless.

Miss Diem Thuyen

Big shout out to Diem Thuyen Ngoc Tran for her active involvement in the Vietnamese community. She will be participating in the Arizona Ao Dai Pageant 2006 and Miss Vietnamese USA 2007. Based on her extensive interests (thankfully not just sleeping and shopping) and insightful comments on this site, Miss Diem Thuyen is a well-rounded individual who not only strives to excel herself, but also is passionate in helping others. Yet, the most important characteristic of Miss Diem Thuyen is that she cherishes the beauty of our Vietnamese culture, especially in music. We’re proud of her, and we’re rooting for her.

Tu Khuc Thuy Mi – Nhung Vet Chung

If I were the producer of Asia Entertainment, I would invite Thuy Mi to the annual Mua He Ruc Ro (Radiant Summer) event to showcase our Vietnamese-American multi-talented woman. According to her website and the credits on her album, she is the software engineer, songwriter, singer, guitar player, web designer, and graphic designer. She has everything I ever wanted: a Masters degree, a creative mind, and a handful of original songs. Her other talents, especially web design, are interesting, but they are beyond the scope of this article, and so, I will focus on her music.

As a musician, Thuy Mi is innovative. Her compositional skills, her lyrical spellbinding beauty, and her passion for jazz turn her into a sensation. Her luminescent debut Nhung Vet Chung (rough translation: the Scars of Life) featured ten “tu khuc” (self expression) songs recollecting her personal experience. Her compositions, which are based not on precision but passion, offer the audiences an intimate listening atmosphere. For instance, she pours her heart out on the title track “Nhung Vet Chung.” Accompanied by Thong M. Do’s soft and clear acoustic guitar, her rich, perfectly placed voice enters: “Co mot chang doi buon vo nguyen co / thuong canh la roi, xot nhanh hoa tan / chi mot minh lang le, khoc mot manh doi / ta voi ta thoi” (loose translation: A period of life that is sad without a reason / regret for the fallen leaf, pity for the withered flower / quietly alone, crying for a part of life / by myself and I). She writes lyrics that mirror her life. Through her melancholy voice, she connects with music and reaches the listeners.

Thuy Mi’s fine taste in jazz aesthetics makes her an interesting new songwriter. On “Mot Lan” (One Time), she leads an effortlessly smooth performance that is enhanced by the cascading jazz chord and mellow vibe arranged by Le Tu Phong. Besides the composer herself, the record is molded together with the help of four top-notch vocalists -Tuan Ngoc, Nguyen Khang, Thanh Ha, and Diem Lien – at their best.

Each of the vocalists brings a unique flavor to the record. Tuan Ngoc’s meticulous phrasing and his expressive delivery give spirit to “Em Van Do” (You Still There) and soul to “Em Ve Chi De Xa Toi” (You Come Back To Leave Me). As Nguyen Khang goes sentimental on “Chieu Dong” (Winter Evening), Vu Tru’s violin infuses despondency into the track. Khang’s gravelly voice married to a blues melody creates “Chung Nhu” (Supposedly) to be a masterpiece. While Thanh Ha’s intoxicating timbres match the jazzy chords on “Niu Lay Doi Nhau” (Grab Onto Each Other’s Life), Diem Lien’s thin and delicate voice blends naturally into the glimmering grooves on “Chan” (Bored). Unlike what the title suggested, “Chan” is anything but boring.

Aside from the vocalists and the composer, the album would not be complete without the brilliant production, mostly handled by Le Tu Phong, and two tracks from Ho Dang Long. Their mesmerizing jazzy sounds are the delicious butter that melts inside the hot breads of the vocals. And just like bread and butter, together they have produced an impressive debut that can be complemented by a bottle of fine wine. Nhung Vet Chung raises a glass and toasts to the possible, an aesthetic work that is elegant, intricate, and expansive. Thuy Mi, please keep on feeding us delightful dishes of soul. I am already hungry for more even though I just ate.

The Gangster We Are All Looking For

Le Thi Diem Thuy’s The Gangster We Are All Looking For is a story of a Vietnamese family who came to America to start a brand new life. Thuy takes me back to the good old days when I first stepped my foot in America. Eating alone at school lunch table hoping to blend in with the rest of the kids. Although we live in America, the images of Viet Nam will always remain in our mind. That is how the story being told. Thuy shifts back and forth from her current life to those moments in Vietnam. Actually stories are told out of order and quite hard to comprehend. All of a sudden, her mother came into their lives. The relationship between the parents is quite interesting and her father is such a character. Suddenly she skips to twenty years later being a writer. At 16 she ran away and the story of her brother drowning. Many stories are being told but none of them are delved into details. The narrator herself is not too exciting. She did not open up a whole lot. For instance, the only relationship she had was once she was a little kid. The boy touched her breast and they heard some footsteps so they ran away. I guess she doesn’t want to go into her private life. Anyway, I do give prop to Thuy for writing this novel. It’s absolutely rare to see a Vietnamese American writer.

Ngọc Bích Vol. 2: Ru giấc tàn phai

Ngọc Bích mở đầu “Giọt mưa thu” (Đặng Thế Phong và Bùi Công Kỳ) với chất giọng thấp trầm khiến tôi hình dung ngay nữ danh ca Thanh Thúy. Cái đặc điểm trong phiên bản của Ngọc Bích là phần hòa âm. Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Nam khéo léo kết hợp giai điệu dân gian Việt Nam vào phong cách jazz. Các ca khúc trong album được phối theo jazz và blues nhẹ nhàng thích hợp với cách hát nồng nàn và chất giọng trầm ấm của Ngọc Bích như “Thu hát cho người” (Vũ Đức Sao Biển), “Lá rơi bên thềm” (Nguyễn Hiền và Lê Trọng Nguyễn), và “Ru giấc tàn phai” (Trường Sa). Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo của miền bắc Mỹ nhờ chín ca khúc này sưởi ấm con tim.

Ngọc Lan: Cho người tình em yêu

Tôi mê “Dáng tiên nữ”, một ca khúc ngoại được nhạc sĩ Phạm Duy viết lời Việt, do Ngọc Lan hát mấy mươi năm trước nhưng không để ý cô thu âm vào thời điểm nào, người nhạc sĩ hòa âm nhịp điệu rumba đầy quyến rũ đó là ai, và thậm chí ca khúc ấy nằm trong album nào. Gần đây, tôi mới khám phá ra “Dáng tiên nữ” là bài mở đầu album Cho người tình em yêu do trung tâm Mai Khanh Music Productions thực hiện và phát hành vào năm 1991. Tuy nhiên vẫn chưa rõ những người nhạc sĩ ở hậu trường đóng góp cho phần hòa âm phối khí là ai.

Khi nghe Cho người tình em yêu từ đầu đến cuối tôi đã bị lôi cuốn ngay. Về phần hòa âm phối khí và âm thanh thì không được chỉnh chu như những ca khúc được đầu tư cho Mây Productions. Cách hát của Ngọc Lan tự nhiên hơn lúc cô hát cho Mây Productions. Theo cá nhân người nghe này, những album của Mây Productions quá hoàn hảo từ hòa âm đến cách hát của Ngọc Lan. Kết quả là những ca khúc giảm đi phần cảm xúc một ít vì nó đã được sắp xếp rất kỹ lưỡng. Ngược lại những ca khúc trong Cho người tình em yêu rất nhiều sơ hở trong kỹ thuật nhưng bù lại là những cảm xúc trong giọng hát của Ngọc Lan vì cô hát với tâm hồn của mình.

Chẳng hạn như “Người chết trở về”, của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Ngọc Lan hát với những hơi thở nặng nề, nhất là những đoạn cao, “Tình trăm năm cho tình ngắn trên trần gian / Tình trọn nghĩa yêu đương”. Ít khi Ngọc Lan trình bài một ca khúc cô lên cao quá mức và để lộ nhịp thở của mình. Hơn nữa, bài này dài hơn bảy phút rưỡi.

Còn “Chiều trên phá Tam Giang”, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ từ thơ của Tô Thùy Yên, Ngọc Lan hát rất thấp hai câu đầu, “Chiều trên phá Tam Giang / Em sực nhớ rằng”, nhưng cô nhảy qua một octave để lên, “Nhớ ôi niềm nhớ, ôi niềm nhớ / Đến bất tận, anh ơi, anh ơi”. Khác với tác giả, trong khi ca sĩ Nhật Trường nhấn mạnh chữ “sực” thì cô lại nhả mềm mại đến nỗi thoáng nghe qua như “sợc nhớ”. Đồng thời cô đỗi “nhớ anh” thành “nhớ rằng” nghe gần gũi hơn một tí. Hơn nữa cô chuyên chở từ giọng thấp lên thật cao khiến cho “niềm nhớ” cô hát da diết hơn.

Hai nhạc phẩm nữa của Trần Thiện Thanh mà cô hát rất nồng thắm là “Anh về với em” và “Chuyện hẹn hò”. Bài hòa âm của “Anh về với em” qua điệu rumba rất thu hút, nhất là tiếng kèn saxophone. Còn “Chuyện hẹn hò”, chứng minh cách xử lý nhạc bolero khéo léo của cô. Cô hát không mùi mẫn cũng không sầu thảm nhưng vẫn giữa được sự nồng nàn và thơ mộng: “Em cứ hẹn chiều mai rồi lại không thấy em / Áo ai bay hờ hững đi vào đêm”. Và một lần nữa cô sửa “Áo ai xanh” thành “Áo ai bay”, chứng tỏ cô chú trọng vào ca từ rất kỹ.

“Xin dìu nhau đến tình yêu” của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng đem đến sự ngạc nhiên qua cách xử lý một ca khúc trữ tình thật dịu dàng của Ngọc Lan. Khi nghe cô hát, “Người đem giọng ca để xóa đau thương / Mà sao đời em chỉ biết cô đơn”, tôi cảm nhận được đó là “Tiếng ca khắc khoải đêm đêm”. Theo như lời nhận xét của cố ca nhạc sĩ Nhật Trường, đây là một phong cách và đặc điểm của “trường phái Ngọc Lan”.

Bonjour Vietnam